Mãn kinh là giai đoạn tất yếu trong cuộc đời người phụ nữ. Tiền mãn kinh được coi như một bước chuyển tiếp của cơ thể từ có khả năng sinh sản sang không còn khả năng sinh sản. Thời kỳ mãn kinh thường rơi vào độ tuổi 45-55, lúc này người phụ nữ có sự thay đổi lớn về mặt tâm sinh lý. Nguyên nhân chủ yếu là do sự suy giảm của nội tiết tố nữ estrogen và progesterone. Giai đoạn này thường xuất hiện những triệu chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ.
Ảnh minh họa
1. Dấu hiệu của rối loạn tiền mãn kinh
- Xuất hiện những cơn bốc hỏa, cảm thấy cơ thể nóng bừng đột ngột. Đổ mồ hôi, đặc biệt là về đêm.
- Rối loạn tiền đình, hay đau đầu, chóng mặt, choáng ngất.
- Rối loạn nhịp tim, khó thở, mất tập trung, suy giảm trí nhớ.
- Tính khí thất thường, hay gắt gỏng, dễ giận hờn, tủi thân… Trường hợp nặng có thể dẫn đến trầm cảm.
- Ngực teo nhỏ, chảy xệ, vùng âm đạo khô rát, giảm ham muốn tình dục.
- Nhức xương khớp, đau tay chân, đau lưng, đau cổ.
- Dễ bị béo phì, tăng cân, tích mỡ nhiều vùng bụng, hông.
- Da khô, xuất hiện mụn trứng cá, tóc rụng.
2. Cách khắc phục rối loạn tiền mãn kinh
Để phòng tránh cũng như khắc phục rối loạn tiền mãn kinh, phụ nữ cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng như sau.
+ Chế độ dinh dưỡng
- Phụ nữ độ tuổi mãn kinh nên chọn những thực phẩm ít béo, ít cholesterol, giàu canxi (sữa, tôm, cua, trứng).
- Các loại thực phẩm giàu omega-3, isoflavones và phytosterols (cá, đậu nành) rất tốt cho phụ nữ mãn kinh. Bởi các chất này có công dụng tương tự như estrogen.
- Hạn chế tối đa những món cay nóng để tránh gây bốc hỏa.
- Hạn chế uống rượu bia và các chất kích thích như cafe. Không hút thuốc lá.
- Tăng cường rau xanh và hoa quả trong chế độ ăn. Cung cấp đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày.
+ Chế độ sinh hoạt
- Ăn uống và ngủ nghỉ đúng giờ, hạn chế thức khuya.
- Tập thở sâu, thư giãn.
- Giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, lạc quan.
- Tâm sự, chia sẻ với người thân, bạn bè để giải tỏa những cảm xúc lo lắng, căng thẳng.
- Luyện tập thể dục, thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và lăng lưu thông máu.
- Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần tại cơ sở y tế có chuyên môn sản phụ khoa.
- Nếu sử dụng thuốc bổ sung estrogen phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc chưa kê đơn.
CN. Vũ Văn Trình (t/h)