Cây núc nác có khả năng chữa được bệnh chàm- Ảnh minh họa
Bệnh chàm da gây nhiều triệu chứng khó chịu như mụn nước, mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng tấy… khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn và bất tiện trong cuộc sống. Để chữa bệnh chàm da có nhiều phương pháp, trong đó những cách dân gian được nhiều người lựa chọn bởi những ưu điểm như chi phí thấp, có thể thực hiện ngay tại nhà và khá an toàn. Dưới đây là những cách trị chàm theo dân gian phổ biến nhất mà vẫn hiệu quả.
1. Cách chữa bệnh chàm bằng dầu dừa
Trong dầu dừa có nhiều acid lauric, acid myristic, vitamin E, canxi, sắt… có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, tái tạo da và tăng cường độ ẩm. Không chỉ chữa được bệnh chàm mà còn khắc phục được nhiều bệnh ngoài da khác như mụn trứng cá, nấm chân…
Bạn chỉ cần dùng dầu dừa bôi lên vùng da bị tổn thương khoảng 20 phút rồi rửa lại thật sạch. Áp dụng hàng ngày là sẽ thấy được công dụng chữa trị.
2. Chữa bệnh chàm bằng lá ổi
Bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để điều trị bệnh với các bước như sau:
-
Lấy 1 nắm lá ổi rửa thật sạch.
-
Bỏ vào nồi rồi nấu cùng 2 lít nước trong khoảng 10 phút cho tinh chất của lá ổi tan ra trong nước.
-
Đợi nước nguội bớt rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị chàm. Nhớ kết hợp lấy xác lá ổi chà lên da để tăng thêm công dụng.
-
Áp dụng hàng ngày cho đến khi lành bệnh.
3. Dùng cây núc nác
Bạn nên thử áp dụng bài thuốc sau:
-
Chuẩn bị nguyên liệu: 50g vỏ cây núc nác và 50g vỏ cây hòe, 30g hương nhu và 30g lá khổ sâm
-
Cho tất cả nguyên liệu vào ấm sắc kỹ cùng với nước.
-
Dùng làm bài thuốc ngâm rửa vùng da bị bệnh chàm.
4. Chữa bệnh chàm bằng nha đam
Nha đam làm giảm các triệu chứng do bệnh chàm gây ra
Việc điều trị bệnh bằng nguyên liệu này được tiến hành như sau:
-
Nha đam rửa sạch, gọt vỏ để lấy phần gel bên trong.
-
Bỏ vào cối xay nhuyễn rồi bôi lên các vùng da bị chàm.
-
Để yên khoảng 20 phút rồi vệ sinh lại thật sạch bằng nước ấm.
-
Áp dụng mỗi tuần 2 lần sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện.
5. Dùng nghệ
Nếu dùng nguyên liệu này, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước như sau:
-
Lấy nghệ tươi rửa thật sạch rồi giã nát để lấy nước cốt.
-
Vệ sinh da thật sạch rồi dùng nước cốt nghệ bôi lên vùng da bị chàm.
-
Áp dụng mỗi ngày từ 2 đến 3 lần cho đến khi lành bệnh.
6. Dùng muối
Muối được sử dụng để điều trị bệnh chàm là muối hạt. Tinh chất của nguyên liệu này có khả năng kháng viêm và vệ sinh da khá tốt. Ngoài ra hàm lượng khoáng chất trong muối có thể tăng cường dưỡng chất và làm ẩm da.
Bạn tiến hành việc điều trị theo các bước như sau:
-
Cho muối hạt vào chảo nóng đảo cho vàng và giòn đều, chú ý không để muối cháy sẽ làm mất tác dụng.
-
Đợi cho muối nguội bớt
-
Vệ sinh da bằng nước ấm, khi da còn ẩm thì rắc nhẹ phần muối đã được rang và làm nguội rồi chà xát nhẹ nhàng.
-
Áp dụng hàng ngày sẽ thấy các dấu hiệu bệnh được cải thiện.
7. Chữa bệnh chàm bằng dưa leo
Đắp dưa leo lên da làm giảm các triệu chứng bệnh chàm
Bạn có thể tiến hành việc điều trị với các bước như sau:
-
Chuẩn bị 2 quả dưa chuột non
-
Đem dưa chuột rửa thật sạch, để ráo, rồi dùng dao cắt thành từng lát mỏng và bỏ trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 giờ.
-
Vệ sinh vùng da bị chàm rồi đắp dưa chuột lên da khoảng 20 phút.
-
Mỗi ngày nên thực hiện từ 3 đến 4 lần.
8. Cách chữa bệnh chàm bằng chè xanh
Bệnh nhân nên dùng nguyên liệu này để chữa bệnh với các bước như sau:
-
Lấy khoảng 200g lá chè xanh rửa thật sạch rồi đem nấu với 1,5 lít nước lọc.
-
Cho thêm một chút muối để tăng công dụng kháng khuẩn.
-
Ngâm rửa vùng da bị chàm mỗi ngày 1 lần.
Khi trị bệnh chàm theo dân gian, cần vệ sinh da thường xuyên, không được gãi có thể làm da bị trầy xước và nhiễm khuẩn. Tăng cường uống nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó hạn chế đồ ăn cay nóng, hải sản… các loại thực phẩm có thể gây kích ứng da.
Nếu những triệu chứng của bệnh chàm nghiêm trọng hơn, hoặc đã thử áp dụng những cách trên nhưng không có chuyển biến, bạn cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa./.
Hương Giang (t/h)