Trang chủHoạt động ngànhGiáo dục sức khỏe

Chàm tổ đỉa – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chàm tổ đỉa hay còn gọi là tổ đỉa, có tên khoa học là Dyshidrotic Eczema – đặc trưng bởi sự phát triển của các mụn nước tại lòng bàn tay và bàn chân.

Bệnh thường xuất hiện ở thanh thiếu niên và người trưởng thành với nhiều giai đoạn khác nhau, như: cấp – mãn tính hoặc tái phát.

1. Nguyên nhân bệnh chàm tổ đỉa

Một số nguyên nhân thông thường gây nên bệnh chàm tổ đỉa như sau:

Do di truyền: Bệnh sẽ di truyền trong gia đình và qua nhiều những thế hệ khác nhau. Nghĩa là ông bà bị thì cháu cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Nếu không chữa trị hoặc chữa trị bệnh chàm tổ đỉa không đúng cách sẽ rất khó để hồi phục .

Do cơ địa: Mỗi người có một cơ địa khác nhau với các biểu hiện khác nhau. Người mắc bệnh hen suyễn, viêm gan, đại tràng, thận... hay có tiền sử mắc những căn bệnh này. Ngoài ra, đề kháng yếu, sinh hoạt không điều độ, sử dụng các loại thực phẩm độc hại gây dị ứng cũng là một điều kiện hoàn hảo cho chàm tổ đỉa xuất hiện và gây hại.

Do dị nguyên: Do chúng ta tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại, dị ứng với thực phẩm, đồ ăn, đồ vật trong nhà, thú cưng hay thời tiết. Ngoài ra các loại sữa tắm, dầu gội, nước xả vải, nước lau nhà cũng làm cho bệnh chàm tổ đỉa xuất hiện.

2. Dấu hiệu nhận biết

Khi bị tổ đỉa, bạn sẽ nhận thấy ở các ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và bàn chân sẽ xuất hiện những mụn nước nhỏ có chứa dịch.

Các mụn nước gây ngứa dữ dội, đau nhức và có xu hướng vỡ ra khi gãi, cào hoặc ma sát. Các mụn nước duy trì trên da khoảng 3 tuần và bắt đầu khô. Khi mụn nước khô lại, da bắt đầu đóng mài, bong vảy và xuất hiện vết nứt.

Triệu chứng trên da có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn cào và gãi lên vùng da này thường xuyên.

Chẩn đoán bệnh chàm tổ đỉa

Bệnh chàm tổ đỉa có nhiều cách chữa trị khác nhau và tuỳ vào cơ địa của người bệnh mà thời gian phục hồi nhanh hay chậm.

Phân ra thành các giai đoạn nhiễm bệnh chàm tổ đỉa để kê đơn thuốc như:

Giai đoạn cấp tính thì dùng những loại thuốc: Dung dịch xanh metylen bôi lên vết thương, dung dịch jarish để đắp lên vùng da bị tổn thương. Uống thuốc kháng khuẩn histamin, phòng bội bị nhiễm.

Giai đoạn bán tính: Bôi hồ nước cho đỡ bị phù nề và cùng kết hợp với các loại thuốc kháng sinh có thành phần kháng viêm.

Giai đoạn mãn tính: Bôi thuốc mỡ có chứa chất kháng viêm kết hợp thuốc bôi làm ẩm da. Sử dụng thuốc kháng sinh chống viêm và ngứa.

Thuốc đông y có thành phần là các thảo dược từ thiên nhiên và có kết hợp với kinh nghiệm gia truyền rất lành tính và an toàn. Đặc tính của thuốc đông y chữa bệnh chàm tổ đỉa là đi sâu vào bên trong cơ thể tiêu viêm, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và trị từ bên ngoài sát khuẩn, loại bỏ tế bào chết, dịu da, dưỡng ẩm cho da.

Những loại thuốc có công dụng trị mẩn đỏ, mụn nước, đau rát có thành phần từ thiên nhiên như lô hội, trà xanh, nghệ, trầu không,...

Các loại thuốc uống có tác dụng thanh lọc cơ thể, tiêu viêm, giải độc có dạng viên nén.

Thuốc ngâm, rả vết thương có thành phần từ các loại cây tự nhiên cũng nên được sử dụng nhằm sát khuẩn, loại bỏ bong tróc da, chấm dứt tình trạng ngứa kéo dài.

Bệnh chàm tổ đỉa là một bệnh dễ để mắc phải, vì vậy khi phát hiện những dấu hiệu bị bệnh cần đến ngay phòng khám da liễu để điều trị kịp thời.

Duy Tiến (t/h)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi