Trang chủHoạt động ngànhGiáo dục sức khỏe

Cách đánh tưa lưỡi cho trẻ an toàn và hiệu quả

Ảnh minh họa

Trẻ sơ sinh thường bú sữa thường xuyên và việc này thường dẫn đến tình trạng sữa dư bám trên bề mặt lưỡi của trẻ. Vì thế, hầu hết trẻ sơ sinh đều phải gặp tình trạng trắng lưỡi hay tưa lưỡi, khi ấy, các bà mẹ nên rơ lưỡi để vệ sinh cho bé. Việc làm này sẽ giúp loại bỏ các chất cặn bã tích tụ lâu dẫn đến các vấn đề về khoang miệng thậm chí còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.Nếu việc này không được chăm sóc ngay từ đầu sẽ gây rất nhiều khó khăn trong việc duy trì sức khỏe răng miệng cho đến khi bé lớn. Theo đó, việc lưỡi bé không được làm sạch mỗi ngày có thể sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc mắc các bệnh do vi trùng tăng lên, các vấn đề về nướu cũng như nha khoa sẽ xuất hiện ngày càng nhiều khiến trẻ khó chịu.Chính vì vậy việc đánh tưa lưỡi cho trẻ là điều rất cần thiết để đảm bảo khoang miệng trẻ luôn được sạch sẽ.

Đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh như thế nào mới là đúng quy trình và hiệu quả. Cụ thể, mời bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây về cáchđánh tưa lưỡi để có thể cải thiện tình trạng bợn trắng đóng trên lưỡi trẻ.

Cách đánh tưa lưỡi vệ sinh miệng cho trẻ

     Tưa lưỡi là những màng giả mạc màu trắng ở niêm mạc miệng, bám chặt vào bề mặt lưỡi, khó bong, gây đau rát, có thể chảy máu khi cọ xát hay cố cạy ra. Tưa lưỡi do nấm candida albicans – một loại nấm men có trong khoang miệng của trẻ.

Đánh tưa lưỡi khi vệ sinh cho trẻ bị nấm miệng cũng tương tự như cách vệ sinh miệng hằng ngày cho trẻ nhưng khác nhau ở điểm đánh tưa lưỡi cần kết hợp sử dụng thuốc kháng nấm để vệ sinh.

Các bước đánh tưa lưỡi:

  • Rửa tay sạch bằng dung dịch vô khuẩn trước khi vệ sinh miệng cho trẻ.

  • Đặt trẻ nằm trên giường hoặc bế trẻ trên đùi.

  • Quấn gạc quanh ngón trỏ của mẹ hoặc đeo gạc tưa lưỡi hình ống.

  • Nhúng ngón tay quấn gạc vào dung dịch Nystatin 500.000 đơn vị rồi chạm nhẹ vào môi dưới để trẻ mở miệng rồi nhẹ nhàng di chuyển tay đến các vị trí của lưỡi để lau sạch bề mặt lưỡi. Lưu ý không đưa tay quá sâu sẽ gây kích thích nôn trớ cho trẻ.

  • Dùng miếng gạc khác lau mặt trong 2 bên má, vòm miệng và nướu.

  • Đặt ngón tay vào phía gốc lưỡi rồi kéo ra ngoài để có thể loại bỏ hoàn toàn các cặn sữa bên dưới.

  • Lặp lại thao tác tương tự lần thứ 2 nếu trẻ có nhiều tưa lưỡi.

Đánh tưa lưỡi cho trẻ nên đánh ngày 4 lần với các hoạt chất chống nấm được bác sĩ chỉ định và sau khi trẻ đã hết tưa vẫn nên vệ sinh tiếp như vậy cho trẻ trong 2 ngày sau đó để triệt để hơn./.

Gia Khánh (t/h)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi