Trang chủHoạt động ngànhGiáo dục sức khỏe

Bệnh lông quặm: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa

Lông quặm là trạng thái mọc khác thường của lông mi. Thay vì hướng ra phía ngoài, lông mi lại mọc hướng về bên trong gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Bệnh lông quặm thường lặp đi lặp lại khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Triệu chứng của bệnh

Khi bị lông quặm, mắt của bạn có thể bị kích thích và có các dấu hiệu sau:

- Mắt ngứa ngáy khó chịu.

- Chảy nước mắt.

- Mắt đóng vảy cứng ở mi và tiết dịch nhầy.

- Đau khi nhìn thấy ánh sáng chói.

- Cảm giác cộm hay có cát.

- Đỏ mắt.

- Mắt nhìn mờ.

Nguyên nhân gây bệnh

Lông quặm có thể do nhiễm trùng ở mắt, viêm (sưng) mí mắt, bệnh tự miễn và chấn thương.

Một số bệnh lý làm tăng nguy mắc chứng lông quặm:

- Nếp da thừa bẩm sinh, một rối loạn bẩm sinh, xảy ra khi phần da chung quanh mắt tạo thành nếp làm cho lông mi có vẻ thẳng đứng. Chứng rối loạn này thường gặp ở trẻ em gốc châu Á;

- Bệnh mắt Herpes zoster;

- Chấn thương mắt, chẳng hạn như bỏng;

- Viêm bờ mi mạn tính, một bệnh lý phổ biến và xảy ra nơi mí mắt bị viêm (sưng), các hạt chứa dầu và vi khuẩn phủ lên rìa mí gần nền của lông mi;

- Bệnh mắt hột, nhiễm trùng mắt mức độ nặng thường xuất hiện ở các quốc gia đang phát triển.

Biện pháp phòng ngừa

- Sử dụng nước sạch (nước bẩn, nước không đạt tiêu chuẩn dẫn đến các căn bệnh về mắt)

- Vệ sinh môi trường sạch sẽ (tránh bụi bặm, ô nhiễm,…)

- Vệ sinh mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý.

- Đeo kính bảo vệ mắt tránh khói bụi.

- Điều trị dứt điểm bệnh đau mắt hột.

- Cải thiện điều kiện vệ sinh cá nhân./.

Duy Tiến (t/h)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi