Bồ
công anh là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, hoa và lá
bồ công anh chứa nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, vitamin A, C...
nên được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.

Ảnh minh họa
1. Đặc điểm
của cây bồ công anh
Cây bồ công anh
còn được gọi là diếp hoang, rau bồ cóc, mũi mác hay rau lưỡi cày, có tên khoa học
là Lactuca indica - thuộc họ cúc Asteraceae. Loại cây này có những đặc điểm như
sau:
- Thân cây nhỏ,
cao khoảng 1 – 3m mọc thẳng, nhẵn và không có cành hoặc rất ít cành.
- Lá cây có nhiều
hình dạng khác nhau, thân và lá cây chứa nhựa màu trắng như sữa, vị đắng.
- Hoa cây có màu
vàng hoặc màu tím, trong đó hoa tím được gọi là tử hoa địa đinh còn hoa vàng được
gọi là hoàng hoa địa đinh, cả hai loại hoa đều được sử dụng làm thuốc trong Y Học
Cổ Truyền.
Đây là loại cây
có thể trồng bằng hạt, thời điểm thích hợp để trồng là vào tháng 3 – 4 hoặc
tháng 9 – 10, cây trồng sau 4 tháng là có thể thu hoạch. Thông thường lá cây
sau khi thu hái có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô và cất dùng dần mà không cần
qua chế biến đặc biệt nào.
2. Công dụng
của cây bồ công anh
- Điều trị các bệnh
về da: Các bệnh lý ngoài da do nhiễm nấm, nhiễm khuẩn có thể được điều trị bằng
dược liệu bồ công anh. Thân và lá bồ công anh chứa nhựa màu trắng như sữa và có
vị đắng, có tính kiềm cao và công dụng sát khuẩn, diệt côn trùng, nấm... nên rất
hữu hiệu trong điều trị các bệnh ngoài da như ghẻ, ngứa
do nấm...
- Tốt cho người bệnh tiểu đường: Bồ
công anh có công dụng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, giúp loại bỏ lượng
đường dư thừa ra khỏi cơ thể, loại bỏ đường bị tích tụ trong thận mà hầu hết
các người bệnh đái tháo đường đều mắc.
- Phòng chống ung thư: Theo Y Học Cổ Truyền, một trong những tác dụng quan trọng
của bồ công anh đối với sức khỏe là phòng chống nguy cơ hình thành và phát triển
các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú... Các
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gốc và rễ bồ công anh có tác dụng kháng hóa trị liệu
để không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh.
- Tốt cho xương:
Bồ công anh chứa hàm lượng lớn canxi nên rất cần cho sự tăng trưởng, phát triển
và vững chắc của xương. Dược liệu này cũng chứa nhiều các chất chống oxy hóa như luteolin, vitamin C có công dụng bảo vệ xương khỏi
các gốc tự do gây hại đối với xương (làm giảm mật độ xương, đẩy
nhanh quá trình lão hóa xương).
- Cải thiện chức
năng gan: Bồ công anh giúp kích thích gan một cách tự nhiên, từ đó giúp cải thiện
chức năng gan và thúc đẩy tiêu hóa. Bên cạnh đó, các hoạt chất trong bồ công
anh giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, tái lập hydrat và cân bằng điện giải.
Tuy nhiên, bồ công anh rất khó ăn, nên khi dùng tươi bạn có thể kết hợp với một
loại rau xanh khác để chế biến món ăn (sinh tố, salat...). Bằng cách này sẽ
giúp bạn giảm được mùi hương nồng của dược liệu và thu được lợi ích sức khỏe của
bồ công anh.
- Cải thiện hệ
tiêu hóa: Bồ công anh có công dụng kích thích sự thèm ăn nên giúp cải thiện tốt
hệ tiêu hóa. Các hoạt chất inulin và chất nhầy trong bồ công anh có tác dụng
làm dịu đường tiêu hóa, chất oxy hóa giúp loại bỏ các chất độc từ thực phẩm và
kích thích sự tăng trưởng các vi khuẩn ruột có lợi, ức chế và ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn ruột
có hại.
- Tăng cường sức
khỏe của đường tiết niệu: Do có tác dụng lợi tiểu nên bồ công anh giúp tăng cường
sức khỏe của đường tiết niệu, kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn có lợi
trong hệ tiết niệu và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại nhờ đặc tính
tẩy bỏ của loại dược liệu này.
Dược
liệu bồ công anh thường được sử dụng trong điều trị dưới dạng thuốc sắc với liều
dùng mỗi ngày từ 20 – 40g lá tươi hoặc từ 10 – 15g lá khô, có thể dùng riêng hoặc
phối hợp với các dược liệu khác (chè dây, lá khôi, khổ sâm...). Bên cạnh những
lợi ích đối với sức khỏe, dược liệu này có thể gây ra một số tác dụng phụ như
buồn nôn, nôn, sỏi mật, viêm túi mật, viêm da tiếp xúc...
Minh Đức