image banner
anh tin bai

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Tiêm vắc xin phòng bệnh dại
Lượt xem: 157

 

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 55.000 người tử vong do bệnh dại, bệnh thường gây ra do bị chó/ mèo nhiễm bệnh cắn. Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh dại, khi đã xuất hiện triệu chứngbệnh dại, người mắc nguy cơ tử vong.

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Triệu chứng nhiễm bệnh dại

Khi xâm nhập vào cơ thể, virus dại nhanh chóng tấn công hệ thần kinh trung ương, gây ra những tổn thương đến não và thậm chí dẫn tới tử vong. Trong thời gian đầu, người mắc bệnh dại không có triệu chứng. Khoảng vài tuần hoặc vài tháng sau, khi virus tấn công đến hệ thần kinh, người bệnh có thể thấy một vài dấu hiệu như:

- Đau đầu, đau nhức cơ

- Mệt mỏi và khó chịu

- Sốt

- Co giật

- Ảo giác

- Tê liệt tứ chi và toàn thân

2. Vắc xin phòng bệnh dại là gì?

- Vắc xin phòng bệnh dại là loại vắc xin được điều chế bởi virus dại đã chết, có khả năng kích thích miễn dịch giúp cơ thể làm quen và chống lại virus dại. Vắc xin phòng bệnh dại có thể được tiêm trước hoặc sau khi có tiếp xúc với virus dại. Vắc xin phòng bệnh dại không có khả năng tiêu diệt virus dại nhưng có thể giúp ngăn ngừa khi virus này chưa xâm nhập đến hệ thần kinh. Người có nguy cơ mắc bệnh cần tiêm phòng đủ số mũi theo đúng quy định mới có khả năng chống lại virus.

- Bottom of Form

Tại Việt Nam có 5 loại vắc – xin phòng dại được sử dụng, bao gồm:

+ Verorab: có nguồn gốc từ tập đoàn Sanofi Pasteur. Đây là vắc – xin dạng nước pha tiêm (bột và dung môi), được khuyến cáo tiêm chủng cho tất cả mọi người.

+ Abhayrab: Là vắc – xin có nguồn gốc từ Ấn Độ, an toàn, không gây ảnh hưởng đến tâm thần và thể chất.

+ Rabipur (PCEC): được sử dụng rộng rãi, không chứa tá dược và dùng đường tiêm bắp.

+ Speeda: Có nguồn gốc từ Trung Quốc, hiệu quả phòng bệnh tốt.

+ Vắc xin HDCV: Được sử dụng trước khi tiếp xúc với virus dại.

- Số lượng các mũi vắc xin được tiêm sau khi bị chó/ mèo nhiễm bệnh cắn sẽ tùy thuộc vào từng loại vắc xin. Hiện nay, 2 vắc xin phòng dại phổ biến tại Việt Nam là Verorab và Abhayrab sẽ có lịch tiêm như sau:

+ Tiêm 5 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28 nếu con vật chết hoặc không theo dõi được.

+ Tiêm 4 mũi và các ngày 0, 3, 7 và 28 nếu con vật vẫn sống sau 10 ngày theo dõi.

+ Với những người đã từng tiêm phòng dại trước đó, sau khi phơi nhiễm chỉ cần tiêm bổ sung 2 mũi vào ngày 0 và ngày 3.

3. Khi nào tiêm vắc xin phòng dại?

- Vắc xin phòng bệnh dại có thể được tiêm trước hoặc sau khi bị động vật cắn, người bệnh cần nhanh chóng rửa sạch vết thương bằng nước và sát khuẩn bằng cồn từ 45 - 70 độ. Thêm vào đó, để giảm thiểu tối đa sự lây lan của virus dại đến hệ thần kinh, người bệnh nên bảo vệ vết thương bằng rượu, cồn hoặc xà phòng.

- Việc tiêm phòng dại nên được thực hiện sớm, đặc biệt với những đối tượng sau:

+ Những người thường xuyên phải tiếp xúc với động vật có thể mắc bệnh dại: bác sĩ thú y, người xử lý xác động vật

+ Người có thể phải tiếp xúc với virus dại: nhân viên nghiên cứu virus dại…

+ Những người mới bị động vật cắn.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)
  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang