image banner
anh tin bai

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Sưng hạch bạch huyết: Nguyên nhân, dấu hiệu, phòng ngừa
Lượt xem: 247

              Sưng, nổi hạch bạch huyết là tình trạng một hoặc hai bên cổ xuất hiện những cục u, sờ vào thấy mềm và đôi khi hơi đau, u có thể di chuyển bằng cách ấn ngón tay. Sưng hạch bạch huyết là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, cho thấy hệ thống miễn dịch đang hoạt động để loại bỏ nhiễm trùng, ngăn virus hoặc vi khuẩn xâm nhập. Ngoài hai bên cổ, người bệnh cũng có thể có hạch bạch huyết nổi lên ở nách (bệnh hạch nách), dưới hàm và háng.

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân sưng hạch

- Nhiễm trùng: Gồm nhiễm trùng thông thường và nhiễm trùng đặc hiệu. Nhiễm trùng thông thường có thể xuất phát từ viêm họng liên cầu khuẩn; bệnh sởi; nhiễm trùng tai, áp xe răng; bệnh bạch cầu đơn nhân; nhiễm trùng da hoặc vết thương, chẳng hạn như viêm mô tế bào; virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Với nhiễm trùng đặc hiệu, thường do bệnh lao; một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như giang mai; Toxoplasmosis – tình trạng nhiễm ký sinh trùng do tiếp xúc với phân mèo nhiễm bệnh hoặc ăn thịt chưa nấu chín; sốt do mèo cào, cắn dẫn đến nhiễm trùng.

- Bệnh tự miễn: Lupus và viêm khớp dạng thấp là hai bệnh tự miễn gây nổi, sưng hạch bạch huyết. Lupus là bệnh viêm mạn tính ảnh hưởng đến khớp, da, thận, tế bào máu, tim và phổi. Viêm khớp dạng thấp cũng là bệnh viêm mạn tính nhưng ảnh hưởng đến các mô lót khớp (synovium).

- Ung thư: Một số loại ung thư, chẳng hạn như ung thư hạch xuất phát từ hệ bạch huyết hay bệnh bạch cầu (ung thư mô tạo máu của cơ thể, bao gồm cả tủy xương và hệ bạch huyết) có thể gây nổi hạch. Ngoài ra, những bệnh ung thư khác đã di căn đến các hạch bạch huyết cũng có thể gây nên tình trạng sưng này.

- Nguyên nhân khác: Một số loại thuốc có thể gây nổi hạch bạch huyết nhưng hiếm gặp bao gồm: thuốc chống động kinh phenytoin (Dilantin), thuốc phòng ngừa bệnh sốt rét.

2. Dấu hiệu nổi hạch bạch huyết

Tùy vào nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết, các dấu hiệu và triệu chứng có thể gặp gồm:

- Chảy nước mũi, đau họng, sốt và các dấu hiệu khác do nhiễm trùng đường hô hấp trên.

- Sưng hạch bạch huyết khắp cơ thể: xảy ra khi người bệnh nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), bệnh bạch cầu đơn nhân hoặc mắc phải các rối loạn hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như lupus, viêm khớp dạng thấp.

- Các hạch cứng, cố định và phát triển nhanh chóng, có thể do ung thư đã di căn hoặc ung thư hạch.

- Người bệnh sốt kéo dài 3 – 4 ngày hoặc đổ mồ hôi đêm.

- Hạch sưng ngay bên dưới hoặc phía trên xương đòn.

- Trong một số trường hợp hiếm gặp, nổi và sưng hạch bạch huyết có thể là dấu hiệu của ung thư hạch (ung thư hệ bạch huyết). Ngoài ra, còn có các nguyên nhân ít phổ biến hơn gồm chấn thương, AIDS và ung thư di căn từ hạch bạch huyết đến những bộ phận khác trên cơ thể.

3. Hướng điều trị sưng hạch bạch huyết

 Tùy vào từng nguyên nhân gây sưng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị:

- Sưng do nhiễm trùng: kháng sinh là phương pháp điều trị phổ biến nhất, nếu các hạch bạch huyết sưng do nhiễm vi khuẩn.

- Rối loạn miễn dịch: sưng hạch bạch huyết do lupus hoặc viêm khớp dạng thấp, việc điều trị sẽ tập trung vào giải quyết triệu chứng và tình trạng bệnh.

- Ung thư: nếu hạch sưng do ung thư, bác sĩ sẽ tập trung vào điều trị ung thư. Tùy vào loại ung thư, việc điều trị có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị.

- Nếu các hạch bạch huyết sưng tấy và gây đau nhức, bạn có thể cải thiện tình trạng bằng cách thực hiện những điều sau:

+ Chườm ấm: dùng khăn mặt nhúng vào nước ấm, vắt khô và chườm lên vùng có hạch sưng.

+ Có thể dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như: paracetamol, ibuprofen, aspirin…. Lưu ý, cần thận trọng khi dùng aspirin cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên. Dù aspirin được chấp thuận sử dụng cho trẻ trên 2 tuổi, tuy nhiên, không nên dùng aspirin cho đối tượng này, nhất là khi trẻ đang hồi phục sau bệnh thủy đậu hoặc có các triệu chứng giống cúm. Do đó, phụ huynh nên tham khảo bác sĩ trước khi cho con dùng thuốc.

+ Nghỉ ngơi và thư giãn: bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, tránh căng thẳng nhằm hỗ trợ và đẩy nhanh quá trình phục hồi.

4. Biện pháp phòng ngừa hạch bạch huyết sưng đau

- Rửa tay thường xuyên và đúng cách bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Tránh chạm tay vào mắt và mũi.

- Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị bệnh.

- Khử trùng các bề mặt trong nhà, tay nắm cửa hoặc bàn làm việc để hạn chế vi khuẩn và virus sinh sôi.

- Xây dựng và duy trì thói quen sinh hoạt khoa học bằng cách ngủ đủ giấc; hạn chế thức khuya; tránh căng thẳng; ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết; tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút/ngày.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)
  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang