21/11/2023
Sự cần thiết phải hỗ trợ điều trị viêm gan C cho người nhiễm HIV và người có nguy cơ cao nhiễm HIV
Lượt xem: 543
Ảnh minh họa
1. Thực
trạng viêm gan C ở người nhiễm HIV và người có nguy cơ cao nhiễm HIV?
Viêm gan C là một bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến gan, được truyền
bởi virus viêm gan C (HCV) và là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến
nhập viện và tử vong ở những người nhiễm HIV. Đường lây truyền của virus viêm gan C
tương tự HIV (qua đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con) nên tình trạng
người có hành vi nguy cơ cao đồng nhiễm HIV và viêm gan C khá phổ biến.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy tại Việt Nam, tỉ lệ nhiễm viêm gan C mạn tính trên toàn bộ dân số là 1%, trên người nhiễm HIV khoảng
34,4% (dao động từ 26%- 44%). Ước tính hiện Việt Nam có
khoảng 86.000 người nhiễm HIV có đồng nhiễm viêm gan vi rút C (Số liệu theo Quyết định số 4531/QĐ-BYT
ngày 24/9/2021 về Ban hành Kế hoạch phòng chống bệnh viêm gan vi rút giai đoạn 2021-2025 của Bộ Y tế).
2. Hậu quả của đồng nhiễm
HIV, viêm gan C và sự cần thiết phải hỗ trợ điều trị viêm gan C cho người nhiễm
HIV và người có nguy cơ cao nhiễm HIV?
* Hậu quả của đồng nhiễm HIV, viêm gan C:
- Tình trạng đồng nhiễm viêm gan vi rút C ở
người nhiễm HIV làm tăng chuyển
thành viêm gan C mạn tĩnh, tăng nguy cơ chuyển sang xơ gan, nguy cơ ung thư gan
tiên phát và bệnh gan giai đoạn cuối (ESLD) hơn
so với người chỉ nhiễm viêm gan vi rút C. - Theo
số liệu báo cáo của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, tỷ lệ xơ gan mất bù
cao hơn ở nhóm đồng nhiễm HIV/viêm gan C có điều trị ARV so với nhóm người bệnh
chỉ nhiễm vi rút viêm gan C.
* Sự cần thiết phải hỗ trợ điều trị viêm gan C cho người nhiễm HIV và người
có nguy cơ cao nhiễm HIV:
- Người bệnh đồng nhiễm HIV/viêm gan C cần
được điều trị đồng thời cả
HIV và điều trị viêm gan C vì việc tồn tại hai căn bệnh này sẽ thúc đẩy tiến
triển nặng của bệnh. Việc không điều trị một trong hai bệnh đều dẫn đến nguy cơ
người bệnh tử vong vì bệnh còn lại.
- Hiện nay, bệnh viêm gan vi rút C mạn
tính đã có thuốc điều trị khỏi với tỷ lệ đạt ức chế vi rút bền vững tới 96%. Tổ
chức Y tế thế giới khuyến cáo các quốc gia cần tăng cường điều trị viêm gan vi
rút C trên người bệnh đồng nhiễm HIV để duy trì thành quả của chương trình điều
trị HIV.
- Việt Nam hiện đang thực hiện chiến lược
quốc gia chấm dứt đại dịch HIV/AIDS đến năm 2030. Trong đó có mục tiêu: Tỷ lệ
người bệnh đồng nhiễm HIV/VGC được điều trị đồng thời thuốc ARV và VGC đạt 50%
trở lên vào năm 2025 và 75% trở lên vào năm 2030. Do đó, việc hỗ trợ điều trị
viêm gan C cho người nhiễm HIV và người có nguy cơ cao nhiễm HIV là chìa khóa
giúp đạt được mục tiêu đề ra./.
Gia Hân (t/h)
Gia Hân