image banner
anh tin bai

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Phòng tránh bỏng ở trẻ em
Lượt xem: 109

         Bỏng (còn được gọi là phỏng) là nguyên nhân gây thương tích hàng đầu ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ và trẻ mới biết đi. Bỏng có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào tiếp xúc với tác nhân gây bỏng. Bỏng ở trẻ em được chia làm 6 loại chính gồm: bỏng nhiệt, bỏng lạnh, bỏng bức xạ, bỏng hóa chất, bỏng điện, bỏng ma sát. Trong đó, bỏng nhiệt, bỏng điện và bỏng hóa chất là thường gặp nhất.

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân bé bị bỏng

Trẻ em, trẻ nhỏ rất hiếu kỳ, tò mò, nghịch ngợm, hay tiếp xúc với những điều lạ xung quanh nhất là những thứ lấp lánh, ánh sáng bắt mắt… Điều này khiến trẻ tăng nguy cơ bị bỏng. Lửa, nước sôi và điện giật là những nguyên nhân gây bỏng thường gặp nhất ở trẻ em. Các trường hợp bỏng do tiếp xúc với hóa chất, vết bỏng thường nặng nề, phức tạp hơn. Trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài cũng có thể bị bỏng.

2. Sơ cứu trẻ bị bỏng

Sơ cứu trẻ bị bỏng nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Bước đầu tiên trong sơ cứu trẻ bị bỏng là cách ly trẻ với tác nhân gây bỏng. Tùy vào nguyên nhân gây bỏng, sơ cứu trẻ bị bỏng sẽ có hướng sơ cứu khác nhau:

- Đối với bỏng do nhiệt: Khi vừa bị bỏng, để vết bỏng dưới vòi nước mát (để nước chảy chậm, nhẹ nhàng) trong khoảng 15 - 20 phút sẽ giúp làm mát vết bỏng, tránh để da bị rộp. Quần áo, đồ trang sức cần được loại bỏ nhẹ nhàng, không để dính vào vết bỏng. Nếu vết bỏng nhẹ, bôi lên vết bỏng bằng thuốc mỡ đặc trị sẽ giúp làm dịu cảm giác đau rát, thúc đẩy vết bỏng mau lành. Trường hợp quần áo của trẻ bị bắt lửa, hoảng loạn sẽ khiến lửa cháy lớn hơn, tăng diện tích bỏng, cần cố gắng trấn an trẻ, giữ yên, đặt nằm trên sàn, để phần bị bỏng ở phía trên. Dùng một tấm mền thô hoặc một cái áo dày bằng len dạ bọc bé lại để dập lửa. Lăn trẻ trên sàn nhà cho đến khi ngọn lửa tắt hẳn rồi dội nước hoặc chất lỏng không bắt lửa lên người trẻ.

- Đối với bỏng do điện: Đầu tiên, phụ huynh cần cắt nguồn điện, dùng cây gỗ khô gạt bỏ dây điện, kéo trẻ ra khỏi nguồn điện. Nếu trẻ bất tỉnh, cần khai thông đường thở và chuẩn bị hô hấp nhân tạo theo độ tuổi. Để vùng da bị bỏng dưới vòi nước mát đang chảy ít nhất 10 phút để làm mát vết bỏng. Tiếp đó, dùng vải sạch đắp lên vết thương. Trẻ bị bỏng cần được làm dịu vết thương bằng cách dùng nước mát xối nhẹ vào phần bị bỏng ngay lập tức để làm dịu vết thương, ngăn ngừa vết bỏng sâu thêm. Trường hợp không có sẵn nước sạch, nước sông, ao, ruộng,… có thể thay thế để làm mát vết thương. Việc hạn chế độ sâu của vết bỏng là ưu tiên hàng đầu, sau đó mới xét đến các yếu tố nguy cơ, nhiễm trùng.

- Đối với bỏng do hóa học: Khi sơ cứu, cần lưu ý tránh để hóa chất dây vào người, đeo găng tay cao su, dội nước để rửa sạch hóa chất. Khi đưa trẻ đến bệnh viện, người nhà nên mang theo lọ/mẫu hóa chất gây bỏng ở trẻ để hỗ trợ xác định sớm tác nhân gây bỏng, từ đó có hướng xử trí phù hợp, nhanh chóng. Cần giữ ấm cho trẻ và chỉ chườm nước mát vào vết bỏng. Không chườm đá, xối nước lạnh, nước đá hay tự ý thoa kem dưỡng da, kem, thực phẩm (lòng trắng trứng, bơ, kem đánh răng, khoai tây, nước mắm, nước muối dưa cà,…) vào vết bỏng bởi điều này sẽ khiến vết bỏng trở nên nguy hiểm hơn. Chọc vỡ bóng nước không giúp vết bỏng nhanh lành, ngược lại, còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng.

- Trường hợp bỏng mức độ nhẹ, không xuất hiện phồng rộp hoặc vỡ, tinh thần trẻ ổn định, phụ huynh có thể chăm sóc trẻ tại nhà. Nhưng nếu vết bỏng nghiêm trọng hơn, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ tích cực. Trong thời gian này, hãy che vết bỏng bằng băng lỏng, không dính hoặc màng nhựa dính (không dán màng nhựa quá một giờ) cho đến khi bác sĩ xử lý vết bỏng, thay băng mới cho trẻ.

3. Phòng ngừa bỏng ở trẻ

- Cảnh báo trẻ về sự nguy hiểm tiềm ẩn của các vật dụng có khả năng gây bỏng.

- Luôn giám sát các hoạt động của trẻ, tránh để trẻ đến gần những đồ dễ gây bỏng.

- Sắp xếp đồ đạc, các vật dụng trong nhà hợp lý, đảm bảo an toàn cho trẻ: để phích cắm, ấm nước sôi, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa ở trên cao, nơi trẻ không thể với tới, đặt bếp ở trên cao, khi nấu ăn xong, quay cán xoong, chảo vào phía trong.

- Tránh cho trẻ dùng thức ăn, đồ uống nóng.

- Dùng nhiệt kế kiểm tra nước tắm cho trẻ, không để nước quá nóng.

- Nếu pha nước tắm cho trẻ, phụ huynh đổ nước lạnh vào trước, sau đó thêm dần nước nóng, chú ý theo dõi nhiệt kế để đảm bảo nhiệt độ nước tắm phù hợp.

- Không để trẻ đến gần bàn ủi, lò sưởi, bật lửa, diêm, các vật dụng đang cháy.

- Lắp đặt và thường xuyên kiểm tra, bảo trì thiết bị báo khói.

- Đảm bảo an toàn điện: kiểm tra định kỳ các thiết bị điện, thay mới/bảo trì đồ dùng điện khi có dấu hiệu hư mòn, ngắt khỏi nguồn điện khi không sử dụng, không cho trẻ sờ mó/đến gần/đùa nghịch với dây điện, lắp thiết bị ngắt mạch/nguồn điện.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

- Hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám ngay lập tức: Vết bỏng sâu (trẻ có thể không cảm thấy đau); Vết bỏng có kích thước trên 3cm hoặc xuất hiện mụn nước; Bỏng ở vùng mặt, tay, bộ phận sinh dục, cổ họng hoặc đường thở; Tinh thần trẻ hoảng loạn hoặc phụ huynh quá lo lắng về vết bỏng và các chấn thương liên quan.

- Trường hợp trẻ bị bỏng ở miệng và cổ họng, vết bỏng đặc biệt nguy hiểm, có thể gây sưng phế quản dẫn đến ngạt thở nên cần phải nới lỏng phần áo quanh cổ, gọi hỗ trợ hoặc đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)
  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang