image banner
anh tin bai
  anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Phòng ngừa trẻ bị sâu răng sữa
Lượt xem: 173

 

Răng sữa bị sâu thường gặp ở trẻ em nên nhiều phụ huynh luôn quan tâm, trên 85% trẻ em từ 6 - 8 tuổi bị sâu răng sữa và tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn tăng theo độ tuổi. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân răng sữa bị sâu

- Lây vi khuẩn từ mẹ sang con: Trong quá trình mang thai, nếu mẹ mắc các bệnh nha khoa như viêm nha chu, viêm nướu, vi khuẩn có thể lan truyền sang trẻ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ mà còn tạo ra nguy cơ sâu răng sữa hoặc khiếm khuyết men răng (men răng thiếu khoáng chất, dễ sứt mẻ).

- Cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt: Trẻ ăn quá nhiều bánh, kẹo, nước ngọt chứa hàm lượng đường cao và ít dưỡng chất tốt cho răng miệng, làm yếu răng và dễ sâu.

- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Nếu trẻ không vệ sinh răng miệng đúng cách, chất ngọt từ thực phẩm bám lâu trên răng, tạo môi trường axit khiến vi khuẩn xâm nhập và phá hủy dần men răng.

- Men răng sữa mỏng: Men răng sữa thường mỏng hơn răng trưởng thành, vì vậy dễ bị vi khuẩn tấn công và phát triển thành sâu răng nhanh chóng.

- Vị trí răng mọc lệch, chen chúc hoặc thưa: Vệ sinh răng miệng gặp khó khăn nếu răng của trẻ mọc lệch, chen chúc hoặc thưa. Khi đó, các mảnh vụn thức ăn dễ mắc lại ở kẽ răng, tạo thành mảng bám gây sâu răng sữa.

- Trẻ mắc bệnh lý về răng miệng: Khi trẻ mắc các bệnh về răng miệng như viêm nướu, viêm tủy răng, viêm nha chu,… cũng dẫn đến tình trạng răng sữa bị sâu.

2. Dấu hiệu răng sữa bị sâu

- Răng sữa có viền chân bị đốm đen, lốm đốm.

- Miệng của trẻ có mùi hôi kéo dài.

- Trên thân răng xuất hiện lỗ sâu màu đen và mảng bám.

- Trẻ cảm thấy đau ở răng sữa, phần lợi xung quanh răng sâu sưng phù.

3. Tác hại của răng sữa bị sâu

Răng sữa bị sâu nếu không điều trị kịp lúc, gây ra những tác hại như sau:

- Sâu răng gây đau nhức khiến trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc, không ăn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

- Trẻ từ 2 – 4 tuổi bị sâu răng sữa ảnh hưởng đến khả năng nhai, nghiền thức ăn gây ảnh hưởng tiêu hóa.

- Răng sữa sâu nặng dẫn đến rụng sớm, làm răng vĩnh viễn mọc lệch ảnh hưởng đến cấu trúc hàm răng của trẻ.

- Ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ trong giai đoạn tập nói.

- Gây nhiễm trùng, viêm tủy, viêm chóp răng.

- Các động mạch não bị thu hẹp ảnh hưởng đến hoạt động của trí não và IQ của trẻ.

4. Hướng xử lý răng sữa bị sâu

- Khi nhận ra trẻ bị sâu răng, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra và đánh giá tình trạng răng. Tùy thuộc vào từng tình huống, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho răng sữa bị sâu của trẻ.

- Răng sữa bị sâu có nên nhổ hay không còn tùy thuộc vào mức độ sâu răng. Trong một số trường hợp, nha sĩ có thể điều trị sâu răng sữa bằng cách hàn trám răng sâu. Tuy nhiên, nên nhổ răng sữa bị sâu nếu: Sâu răng gây đau đớn hoặc khó chịu cho con. Sâu răng nghiêm trọng và đã lan tới tủy răng. Răng bị lung lay và có nguy cơ tự rụng. Tình trạng sâu răng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các răng vĩnh viễn xung quanh.

5. Cách phòng ngừa trẻ bị sâu răng sữa

Một số biện pháp giúp phòng ngừa sâu răng sữa ở trẻ:

- Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách: Trẻ nên chải đều các mặt trong, mặt ngoài, mặt trên của răng ít nhất 2 lần/ngày. Bên cạnh đó. cần kết hợp súc miệng bằng nước muối ấm để làm sạch mảng bám trên răng.

- Hạn chế cho trẻ sử dụng thực phẩm, đồ uống ngọt: Đồ ngọt có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây sâu răng.

- Cho trẻ ăn thực phẩm chứa protein, canxi,phốt pho, vitamin A và vitamin D: Những chất dinh dưỡng này giúp răng phát triển vững chắc.

- Không nên cho bé ngậm đồ ăn, đồ uống trong miệng: Vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp xúc và gây sâu răng sữa.

- Đưa trẻ đến nha khoa thăm khám răng định kỳ mỗi 3 – 6 tháng/lần: Giúp phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng của trẻ và có biện pháp điều trị kịp thời.

CN. Vũ Văn Trình

  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: 14 Trần Thánh Tông - TP. Nam Định - T. Nam Định và 156 Phạm Ngũ Lão - TP. Nam Định - T. Nam Định
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 03/GP-TTĐT-STTTT ngày 01-08-2024 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  Người chịu trách nhiệm: TS.BS. Trần Ngọc Minh - Phó Giám đốc Sở Y tế
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang