Hằng năm,
ngành thẩm mỹ gặp không ít ca bị biến chứng sau khi tiêm filler để làm đẹp. Các
biến chứng này đa phần để lại tổn thương vĩnh viễn. Dưới đây là một số nguyên
nhân dẫn đến biến chứng khi tiêm filler.
Tác dụng của
filler trong thẩm mỹ
Filler (chất
làm đầy) là tên gọi của một nhóm các chất thường là hyaluronic acid, calcium
hydroxyapatite, PLLA... Chúng có cấu trúc đặc biệt giúp tồn tại một thời gian
dưới da và tạo cấu trúc định hình. Chất này là giải pháp thay thế cho silicon lỏng
đã bị cấm sử dụng từ năm 1990.
Trong ngành
thẩm mỹ, chất làm đầy này được dùng để tiêm vào da, tạo khối mô dày dưới nếp
nhăn. Mục đích là làm phẳng da hay tăng thể tích một bộ phận nào đó của cơ thể
trong thời gian ngắn, như các vùng cần nâng độn. Chính vì thế, filler có thể được
sử dụng cho mục đích: Cải thiện tình trạng nếp nhăn trên khuôn mặt từ trung
bình đến nặng; Tăng độ đầy đặn của môi, má, cằm, đường viền hàm và mu bàn tay;
phục hồi tình trạng mất mỡ trên khuôn mặt, làm đầy quầng mắt; khắc phục sẹo mụn
ở má…
Sau khi tiêm
chất làm đầy có hiệu quả trong vòng từ 4-6 tháng, tối đa là 18-24 tháng, nếu muốn
duy trì làm đẹp thì cần tiếp tục tiêm, do đó chi phí làm đẹp cho biện pháp này
tương đối cao.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân gặp
biến chứng khi tiêm filler
- ·
Chất lượng
filler không đảm bảo
Mặc dù filler
đã được Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng, nhưng giá
thành lại rất đắt đỏ. Thông thường giá 1cc filler loại chất lượng cao, được cấp
phép khoảng 6-7 triệu chưa tính phí dịch vụ.
Do nhu cầu
làm đẹp bằng filler rất nhiều và khách hàng không đủ chi trả cho filler chất lượng
cao, nên trên thị trường vẫn có chỗ đứng cho loại filler giá thành rẻ, là hàng
trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Đây cũng là một trong những nguy cơ gây biến chứng
cao.
- ·
Định lượng
filler không đúng
Khi tiêm quá
liều filler có thể gây căng da, chèn mạch máu gây thiếu máu các cơ quan lân cận
cũng gây hoại tử. Tùy từng vị trí tiêm filler mà bác sĩ chuyên khoa có kinh
nghiệm sẽ đưa ra quyết định tiêm bao nhiêu là đủ. Định lượng filler chính xác
là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả và an toàn của phương pháp
làm đẹp này.
Chẳng hạn khi
điều trị trẻ hóa và căng bóng da (vùng da được chỉ định tiêm bao gồm mặt, cổ,
ngực trên, mu bàn tay), liều lượng filler phù hợp là từ 2 - 4ml tùy vùng điều
trị. Khi tiêm filler quầng mắt (chỉ định cho vùng quầng xung quanh mắt, rãnh nước
mắt, nếp nhăn li ti ở đuôi mắt), lượng cần sử dụng từ 0.2-1ml tùy từng vùng điều
trị… Nếu định lượng vượt quá (thường ở các spa) thì nguy cơ gặp phải biến chứng
là không hề nhỏ.
- ·
Tiêm filler
không đúng kỹ thuật
Khi kỹ thuật
viên tiêm filler không đúng kỹ thuật, tiêm nhanh với áp lực tiêm mạnh vào nhánh
của động mạch, hoặc tiêm nhầm vào mạch máu sẽ gây tắc mạch, từ đó dẫn đến hoại
tử vùng mô mà mạch máu bị tắc nuôi dưỡng…
Trong các ca
biến chứng mù mắt sau khi tiêm filler tạo hình mũi, làm đầy thái dương, mặc dù
không phải tiêm filler vào mắt, nhưng khi tiêm chất này vào vùng mũi có thể dẫn
đến phù nề, chèn ép gây hoại tử tại chỗ. Từ đó ảnh hưởng đến vùng xung quanh,
gây tắc động mạch trung tâm võng mạc, tăng nhãn áp. Hoặc kỹ thuật tiêm nhanh,
áp lực tiêm mạnh khiến filler đi ngược dòng máu. Từ đó chất tiêm bị đẩy ngược lại
vào động mạch mắt, trong đó có động mạch trung tâm võng mạc gây mù lòa.
Khả năng này
hoàn toàn có thể xảy ra nếu quy trình tiêm không tôn trọng nguyên tắc vô khuẩn.
Hơn nữa, filler cũng có nhiều loại, mỗi loại lại được chỉ định dùng cho mỗi
vùng khác nhau. Nếu sử dụng sai loại cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề.
Lan Uyển (t/h)