Lá hẹ là loại rau dễ trồng, không cần
chăm bón nhiều nhưng có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt được ví
như "hàu thực vật" đối với nam giới.
Dưới đây là thông tin về tác dụng của lá hẹ:
Khi nghĩ tới các món ăn giúp tăng cường sinh lý không ít người nghĩ
ngay tới hàu. Tuy nhiên, trong hàng trăm loại rau
làm thực phẩm lá
hẹ được đánh giá có tác dụng cho "chuyện ấy" sánh ngang với
hàu.
Rau hẹ có sức sống mạnh mẽ, chịu được điều kiện khắc nghiệt, không
cần cầu kỳ chăm sóc. Từ xa xưa, lá hẹ không chỉ là thực phẩm mà nó còn được
dùng làm thuốc. Các bộ phận của cây hẹ đều dùng được từ lá, hoa.
Người dân hay thường lấy lá hẹ hấp đường phèn trị ho, giun kim,
chứng đổ mồ hôi trộm, viêm hô hấp trên. Ngoài ra, lá hẹ được dùng làm rau gia
vị cho vào một số món ăn như bánh canh, hủ tiếu, nấu canh với các loại thủy hải
sản.
Ảnh
minh hoạ
Lá hẹ xào tôm là món ăn tốt cho sức
khỏe, tăng cường sinh lý.
Theo Đông y, hẹ còn có tên gọi khởi dương thảo hay cửu thai. Lá hẹ
có vị chua hăng, cay nhưng nấu chín là có tính ấm. Hẹ có công dụng ôn trung bổ
hư, điều hòa phủ tạng, bổ thận ích dương...
Các nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy trong lá hẹ có nhiều
thành phần khoáng chất như phốt pho, magiê, kẽm, canxi, vitamin C, vitamin A.
Lá hẹ chứa lượng protein thực vật rất lớn. Lá hẹ còn nhiều chất xơ phòng táo
bón, sâu răng, cân bằng nhóm vi khuẩn đường ruột...
Theo sách Nội kinh, Xuân - Hạ dẫn dương tức mùa xuân nên ăn các món
bổ dương khí và hẹ nằm trong nhóm thức ăn đó. Việc dùng hẹ làm thực phẩm hay
làm thuốc đều tốt vì đây là cây lành tính, không có độc.
Những món ăn ngon từ lá hoặc hoa hẹ tốt cho quý ông
Thứ nhất, lá hẹ xào gan dê: Bạn dùng 150g gan dê xào với 100g lá hẹ.
Xào chín gan dê rồi cho lá hẹ vào đảo đều tay trên lửa lớn để lá hẹ không dai.
Món ăn này có tác dụng chữa chứng di tinh, yếu sinh lý, xuất tinh sớm ở nam
giới. Người có dấu hiệu trên có thể ăn 3-4 bữa/tuần.
Thứ hai, hẹ xào lươn: 500g lươn làm sạch, cắt bỏ xương, xào thơm cho thêm
tỏi gừng đun chín. Sau đó bạn cho thêm 300g lá hẹ vào đảo đều trên bếp khoảng 5
phút nữa rồi cho ra đĩa. Món ăn này nên ăn nóng. Món ăn giàu chất dinh dưỡng
giúp bạn tăng cường sức
khỏe, kích thích
lưu thông khí huyết.
Thứ ba, hẹ xào nõn tôm hoặc tôm đồng nhỏ: Bạn lấy 300g tôm và 200g lá hẹ với gừng,
tỏi và gia vị vừa đủ. Tôm sơ chế và xào chín sau đó nêm gia vị vừa ăn. Trút lá
hẹ đã rửa sạch, thái khúc vào xào chín. Món ăn này vừa ngon miệng, tốt cho sức
khỏe.
Ngoài các món ăn trên bạn có thể dùng lá hẹ làm gia vị cho các món
ăn đơn giản như hẹ rán trứng đơn giản vẫn giữ được tác dụng.
Lá hẹ cũng kết hợp với các vị thuốc Đông y ngâm rượu uống hàng ngày
1 chén nhỏ. Bạn có thể dùng 200g lá hẹ, con ngài tằm khô 1000g, dâm dương hoắc
600g, kỷ tử 200g, kim anh tử 500g, ngưu tất 300g, ba kích 500g, thục địa 400g,
sơn thù 300g, đường kính đem ngâm với 20 lít rượu.
Lưu ý hạn chế dùng hẹ vào mùa nóng, tránh dùng cùng lúc với mật
ong. Người âm suy bốc hỏa hạn chế dùng hẹ. Trong bữa ăn, bạn chỉ nên ăn lá hẹ
một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
Ngô Hải (t/h)