image banner
anh tin bai

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Hạch ở cổ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng
Lượt xem: 174

Hạch ở cổ hay hạch bạch huyết (hạch lympho) ở cổ là một phần của hệ thống bạch huyết, có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Hạch ở cổ thường không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được. Tuy nhiên, khi cơ thể nhiễm bệnh hoặc phản ứng với nhiễm trùng, những hạch này trở nên to và mềm.

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân nổi hạch ở cổ

- Nguyên nhân của bệnh sưng hạch bạch huyết ở cổ thường do nhiễm virus hoặc vi khuẩn, cụ thể như sau: Nhiễm trùng amidan và vòm; Nhiễm trùng đường hô hấp trên; Nhiễm trùng tai nặng; Nhiễm virus khác.

- Ngoài ra, các bệnh lý nghiêm trọng khác hoặc nhiễm trùng có thể gây sưng hạch ở cổ, cụ thể: Lao; Lymphoma (ung thư máu phát triển từ các tế bào lympho, 1 dạng bạch cầu thuộc hệ miễn dịch); Nhiễm nấm; Ung thư đầu và cổ (mũi, vòm, khoang miệng, hầu…) với di căn sưng hạch bạch huyết ở cổ; Ung thư tuyến giáp; Ung thư biểu mô tế bào vảy của da vùng đầu và cổ.

2. Triệu chứng hạch bạch huyết bị sưng ở cổ

Triệu chứng đáng chú ý nhất của các hạch bạch huyết bị sưng ở cổ là sự mở rộng của các hạch ở cổ. Các hạch mở rộng có thể cảm nhận được, giống những cục u nhỏ, cứng và không đau bên dưới da. Hạch ở thể sưng có thể đau hoặc không, tùy vào nguyên nhân và có một số triệu chứng khác như: Sốt, Mệt mỏi, Đổ mồ hôi đêm, Giảm cân, Đau họng, Phát ban da, Đau khớp.

3. Khi nào cần gặp bác sĩ?

- Đến gặp bác sĩ khi hạch ở cổ mở rộng, đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại nhiễm trùng. Ở trẻ em, hạch cổ lớn hơn 0.5 inch nên khám và điều trị tại các địa chỉ uy tín.

- Một số dấu hiệu phổ biến đi kèm như: Sốt, đổ mồ hôi đêm hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân; Hạch có màu đỏ; Hạch ngày càng mở rộng; Sờ thấy cứng bất thường.

- Các hạch bạch huyết trở lại kích thước bình thường trong vòng 2 – 3 tuần sau khi bị nhiễm trùng. Nếu sưng không giảm hoặc các hạch bạch huyết vẫn còn đau sau giai đoạn này, người bệnh nên gặp bác sĩ để khám và điều trị.

4. Hướng điều trị nổi hạch ở cổ

- Cần được khám và điều trị nếu hạch xuất hiện trong thời gian dài hoặc bạn lo ngại hạch ở cổ biểu hiện cho bệnh ác tính tiềm ẩn. Trong trường hợp sưng hạch bạch huyết ở cổ mở rộng do nhiễm trùng, thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virút sẽ được sử dụng.

- Với trường hợp sưng hạch ở cổ do tình trạng viêm, corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác được sử dụng để giảm viêm. Trong trường hợp mở rộng hạch bạch huyết do ung thư, các phương pháp điều trị bao gồm: phẫu thuật cổ, hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp các phương pháp điều trị này.

5. Phòng ngừa nổi hạch ở vùng cổ

Một số biện pháp phòng ngừa hạch ở cổ như:

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh.

- Tập thể dục hàng ngày (khoảng 30 phút/ngày) để tăng sự dẻo dai, cải thiện sức khỏe.

- Chế độ ngủ, nghỉ hợp lý, khoa học, không làm việc quá sức và thức quá khuya.

- Giữ vệ sinh răng miệng để không mắc các bệnh răng miệng.

- Tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ khi mắc các bệnh có triệu chứng hạch.

- Tiêm vacxin cho trẻ từ nhỏ để phòng lao hạch (một trong những nguyên nhân gây sưng hạch ở cổ).

- Khám sức khỏe định kỳ (2 lần/năm) để sớm phát hiện bệnh.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)
  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang