Răng số 8 mọc lệch là tình trạng
trục, vị trí và hướng của răng số 8 mọc bất thường. Điều này khiến răng không
có chức năng nhai và có thể gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng
miệng. Răng số 8 mọc lệch gây
nhiều biến chứng như đau, nhiễm trùng, lệch răng,…
Ảnh minh họa
1.
Nguyên nhân răng số 8 mọc lệch
Nguyên
nhân khiến răng số 8 mọc lệch là do mọc cuối cùng rơi vào độ tuổi
trưởng thành khoảng 18 tuổi trở lên. Lúc này, các răng đã mọc đủ, khung hàm đã
ổn định, cung hàm hết diện tích cho răng số 8. Vì vậy, răng số 8 sẽ trồi lên
theo hướng khác, lách trong xương gây mọc lệch hoặc ngầm. Ở tuổi trưởng thành,
nướu dày và chắc trên xương hàm nên có thể gây khó khăn khi răng số 8 mọc.
Nguyên nhân này khiến răng mọc chậm, mọc sai vị trí, chiều, hướng và dẫn đến bị
lệch.
2. Dấu hiệu răng số 8 mọc lệch
Răng
số 8 mọc lệch gây nhiều triệu chứng, biến chứng đến sức khỏe răng miệng.
Một số dấu hiệu mọc lệch răng số
8, bao gồm:
+
Đau
răng miệng.
+
Nướu
sưng và đỏ.
+
Khó
mở miệng
+
Miệng
có mùi hôi.
+
Các
răng gần răng số 8 xô lệch.
+
Gặp
vấn đề khớp cắn.
3.
Các kiểu răng số 8 mọc lệch
Các
kiểu răng số 8 mọc lệch, bao gồm:
- Răng số 8 mọc kẹt về phía gần: Răng
số 8 mọc kẹt về phía gần rất phổ biến. Tình trạng này xảy ra do trục răng
nghiêng về phía trước, nghiêng một góc 45 độ và đẩy răng số 7 (răng hàm liền
kề). Nếu nhìn kỹ, bạn có thể thấy răng này mọc trồi lên trên nướu, tì, chèn ép
và xô lệch răng số 7.
- Răng số 8 mọc kẹt theo chiều thẳng
đứng: Răng số 8 mọc kẹt theo chiều thẳng đứng là tình trạng răng mọc thẳng
nhưng thân quá to, không nhú lên trên nướu được nên gây đau nhức và khó chịu.
- Răng số 8 mọc kẹt nghiêng về phía sau:
Răng số 8 mọc kẹt nghiêng về phía sau là tình trạng răng không đủ chỗ mọc nên
đâm nghiêng, xiên vẹo ra khỏi nướu hoặc nằm ngang. Trường hợp này thường xảy ra
với 2 răng số 8 hàm dưới. Người bệnh nếu có răng số 8 mọc kẹt nghiêng về phía
sau hay còn gọi là răng số 8 hàm dưới lệch xa, bác sĩ sẽ đề nghị nhổ sớm vì dễ
gây nhiều biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng như sưng lợi, đau,
viêm nhiễm, chảy mủ, dịch và chèn ép răng số 7.
- Răng số 8 mọc kẹt nằm ngang: Răng số
8 mọc kẹt nằm ngang là tình trạng răng mọc theo hướng ngang, tạo với răng số 7
góc.
- Răng số 8 mọc kẹt trong niêm mạc
miệng: Răng số 8 mọc kẹt trong niêm mạc miệng là tình trạng lợi trùm – răng bị
một vạt nướu phủ lên, không mọc được. Điều này khiến lợi sưng, viêm nhiễm và
dẫn đến viêm lợi trùm.
- Răng số 8 mọc kẹt trong xương hàm: Răng
số 8 mọc kẹt trong xương hàm xảy ra khi răng trồi lên nhưng bị xương hàm bọc
kín, không thoát ra được. Dạng này người bệnh thường khó phát hiện, nên gặp bác
sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt để được khám, điều trị kịp thời. Vì vậy, người bệnh
có thể chú ý một số dấu hiệu cảnh báo răng số 8 mọc kẹt trong xương hàm như
sưng nướu, đau, buốt và cứng hàm.
4.
Trường hợp phải nhổ răng số 8
Khi
hàm không đủ chỗ mọc răng số 8 sẽ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe răng miệng.
Răng khôn có thể mọc ở nhiều góc độ trong hàm, tạo ra tình trạng răng mọc chen
chúc hoặc mọc lệch, gây ra các vấn đề như:
-
Răng số 8 nằm hoàn toàn trong nướu: Khi răng số 8 còn nằm kẹt trong hàm sẽ làm
nhiễm trùng hoặc u nang gây tổn thương chân răng.
-
Răng số 8 chỉ nhú một phần lên khỏi nướu: Khu vực răng khôn mọc thường khó nhìn
thấy. Từ đó, việc vệ sinh trở nên khó khăn, vi khuẩn bắt đầu phát triển, gây
bệnh viêm nha chu và nhiễm trùng miệng.
-
Răng số 8 mọc chen chúc: Nếu hàm không có đủ không gian để răng khôn phát triển
bình thường, răng khôn có thể mọc chen chúc hoặc làm hỏng răng lân cận, khiến
răng khác lung lay, tiêu xương hoặc mất răng.
CN. Vũ Văn Trình