image banner
anh tin bai

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn
Lượt xem: 68

         Răng khôn, còn gọi là răng hàm thứ ba, thường mọc ở độ tuổi từ 17 - 25, không phải tất cả mọi người đều mọc răng khôn. Phải nhổ răng khôn vì nhiều lý do như: không đủ không gian để mọc, mọc lệch hoặc không đúng vị trị, sâu răng… Chăm sóc sau nhổ răng khôn giúp ngừa các biến chứng như: nhiễm trùng, chảy máu kéo dài, đau và sưng,… Ngoài ra, việc chăm sóc đúng cách còn hỗ trợ vết thương mau lành hơn. Sau đây là một số hướng dẫn cách chăm sóc sau nhổ răng khôn:

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Chăm sóc giảm chảy máu

Thông thường, máu chảy ra từ ổ răng trong khoảng 24 giờ, để giảm thiểu chảy máu nên thực hiện các biện pháp sau:

- Sau khi nhổ răng, bạn nên cắn chặt gạc khử trùng từ 30 – 60 phút để ngăn máu chảy và giúp quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn.

- Nếu vết chảy máu không dừng lại sau 1 giờ, bạn nên thay miếng băng gạc mới. Đảm bảo băng gạc không thắt quá chặt, tránh gây khó chịu.

- Tuy nhiên, khi thấy lượng máu chảy ra quá nhiều và không kiểm soát được, nên liên hệ với bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

2. Chăm sóc giảm cơn đau và sưng tấy

- 24 giờ sau khi nhổ răng, bạn nên chườm đá để giảm sưng tấy. Trong quá trình chườm hãy nhấn và thả nhẹ nhàng thay vì áp chặt vào một vị trí cố định. Thời gian chườm lạnh khoảng 30 phút, sau đó nghỉ ít nhất 30 phút trước khi tiếp tục. Lặp lại quá trình này trong khoảng 2 – 3 giờ đầu sau khi nhổ răng.

- Sau 2 ngày, nên thực hiện chườm nóng để giảm tính trạng ê buốt và nhanh chóng làm tan máu bầm. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp kích thích lưu thông máu tốt hơn ở vùng xung quanh vết thương, từ đó giảm đau và sưng.

- Sau 1 ngày nhổ răng, nếu vùng chân răng bị sưng vì thức ăn bám vào, hãy súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng theo khuyến nghị của bác sĩ.

- Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và/hoặc kháng sinh theo đơn của bác sĩ cũng giúp giảm đau, sưng tấy và ngăn nhiễm trùng.

3. Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt và đủ chất

- Sau nhổ răng bạn nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, ít phải nhai như: bún, mì, cháo,… Hạn chế thức ăn cứng, giòn dai, cay nóng; không uống rượu bia vì có thể làm kích ứng vị trí nhổ răng khôn. Ưu tiên ăn các thức ăn giàu đạm như: thịt, cá, trứng, đậu hà lan, rau xanh, trái cây

- Hằng ngày uống 1.5 – 2 lít nước để thúc đẩy quá trình tiết nước bọt, duy trì độ ẩm cho khoang miệng.

- Sau khoảng 2 – 3 ngày, khi tình trạng sưng, đau giảm, bạn có thể trở lại chế độ ăn uống thông thường. Tuy nhiên, cố gắng không để thức ăn rơi vào vùng nhổ, tránh gây chảy máu hoặc nhiễm trùng.

4. Vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn

- Súc miệng: 6 giờ đầu sau phẫu thuật: Không nên súc miệng để vùng nhổ răng được ổn định. 8 – 12 giờ đầu sau phẫu thuật: Có thể súc miệng nhẹ nhàng với nước thường, giúp làm sạch miệng và giảm cảm giác khô rát. 1 ngày sau phẫu thuật: Chỉ nên súc miệng nhẹ nhàng với nước súc miệng chứa chlorhexidine hoặc nước muối loãng. Không sử dụng nước súc miệng có chứa cồn hoặc có tính sát khuẩn quá cao vì có thể làm trôi cục máu đông và ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.

- Chải răng: Chỉ nên chải răng sau 1 ngày nhổ răng để chân răng ổn định và không làm tổn thương chân răng. Sử dụng bàn chải lông mềm giúp giảm kích ứng vùng nhổ răng. Đặt bàn chải nghiêng góc 45 độ so với lợi và chải nhẹ nhàng theo chiều dọc thân răng để làm sạch mảng bám và thức ăn. Không để bàn chải tiếp xúc trực tiếp với vết thương trong khoảng 2 – 3 ngày đầu. Sau khi chải răng, sử dụng nước muối loãng súc miệng trong khoảng 30 giây. Việc này giúp diệt khuẩn và duy trì vệ sinh miệng tốt nhất. Không sử dụng tăm nước vào vị trí răng khôn mới nhổ. Tránh sử dụng nước súc miệng chứa cồn hoặc chất tẩy rửa mạnh.

5. Một số chăm sóc khác

- Sau khi nhổ răng, giữ gạc cố định trên vị trí nhổ trong khoảng thời gian đầu giúp bảo vệ vết thương khỏi việc bị nhiễm trùng.

- Không hút thuốc.

- Không dùng lưỡi hoặc ngón tay đụng vào vị trí ổ răng vừa nhổ để tránh gây tổn thương và nhiễm trùng vùng mổ.

- Tránh nhai phía bên miệng nơi răng được nhổ giúp giảm áp lực lên khu vực phẫu thuật, hỗ trợ quá trình lành vết thương.

- Liên hệ ngay với bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường

CN. Vũ Văn Trình (t/h)
  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang