Cập nhật 3 điều cần làm tại nhà giúp tăng đào thải HPV cổ tử cung
Chưa có biện pháp nào diệt trừ được virus HPV, nhưng người nhiễm HPV nên áp dụng 3 điều sau nhằm giúp cơ thể tăng hệ miễn dịch và khả năng tự đào thải HPV, ngăn ngừa nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Quá trình tiến triển của nhiễm virus HPV cổ tử cung
Hầu như ai cũng có thể bị nhiễm virus HPV ít nhất một lần trong đời, và có khả năng tự đào thải HPV ra khỏi cơ thể thông qua hệ miễn dịch. Tuy nhiên, một số người có hệ miễn dịch yếu kém, không tự đào thải được HPV chủng nguy cơ cao, khiến virus HPV tồn tại dai dẳng trong cổ tử cung, gây ra các tổn thương cho tế bào, tiến triển từ tổn thương nhẹ đến nặng. Quá trình này là thời gian đấu tranh giữa “sự tồn lưu, phát triển của HPV nguy cơ cao” và “khả năng đào thải của cơ thể”. Vì vậy, ở bất cứ thời điểm nào, nếu phát hiện dương tính với HPV, người nhiễm HPV có nhiều cơ hội chủ động ngăn ngừa nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Giai đoạn 1, virus HPV xâm nhập qua các vết nứt trên niêm mạc da, đi sâu xuống và phát triển ở lớp tế bào đáy. Giai đoạn này, bệnh nhân chưa có tổn thương.
Giai đoạn 2, virus HPV từ lớp đáy lây nhiễm lên bề mặt niêm mạc và có tổn thương mức độ thấp LSIL: ASCUS, CIN 1.
Giai đoạn 3, nhiễm HPV tiến triển thành tổn thương mức độ cao HSIL: CIN II, CIN III. Sau giai đoạn này, nếu virus HPV chưa bị đào thải ra khỏi cơ thể, sẽ có khả năng rất cao dẫn đến ung thư.
Để ngăn chặn nguy cơ ung thư, kể cả khi ở giai đoạn 3, bên cạnh các chỉ định của bác sĩ, người nhiễm HPV nên thực hiện 3 điều sau để tăng khả năng đào thải HPV ra khỏi cơ thể:
Thứ nhất, lối sống lành mạnh giúp tăng hệ miễn dịch đào thải HPV
Cơ thể đào thải virus HPV ra ngoài nhờ sức mạnh của hệ miễn dịch. Bởi vậy, việc ăn uống lành mạnh, giữ lối sống sinh hoạt điều độ hợp lý sẽ giúp cải thiện sức khỏe của hệ miễn dịch, từ đó tăng khả năng đẩy HPV ra khỏi cơ thể.
Thứ hai, ngăn chặn HPV nhờ vệ sinh vùng kín theo cách an toàn, khoa học
Viêm nhiễm, nấm, mất cân bằng độ pH vùng kín… có thể gây ra các vết nứt trên niêm mạc, tạo đường dẫn thuận lợi cho virus HPV xâm nhập vào tế bào cổ tử cung. Do đó, việc vệ sinh vùng kín giúp giữ môi trường sạch sẽ, góp phần ngăn chặn sự tấn công của virus HPV. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần biết cách vệ sinh an toàn, khoa học, không làm mất độ cân bằng pH vùng kín.
Thứ ba, tăng đào thải virus HPV bằng các hoạt chất kháng virus
Virus HPV hầu như luôn tồn tại sẵn trên cơ thể (tại vùng kín), theo các vết nứt niêm mạc đi sâu xuống lớp đáy tế bào, ẩn trú và phát triển tại đó. Như vậy, HPV tấn công cơ thể cả ở bên ngoài và bên trong tế bào. Các hoạt chất kháng virus giúp hỗ trợ tích cực trong việc đào thải virus HPV bên trong và ngăn tái nhiễm HPV từ virus bên ngoài.
Từ bên ngoài, các hoạt chất kháng virus sẽ chặn đường không cho virus HPV mới xâm nhập vào bên trong, bằng cách: tiêu diệt vi sinh vật (bao gồm virus HPV, nấm Candida, nhiễm khuẩn âm đạo, âm hộ); làm liền các kẽ nứt trên niêm mạc, khiến virus HPV không còn đường xâm nhập vào bên trong cơ thể. Cơ chế này cũng giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm vùng sinh dục, mang lại cảm giác thoải mái cho chị em.
Từ bên trong, hoạt chất kháng virus phát huy công dụng chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, chống oxy hóa tế bào, hỗ trợ cơ chế tự đào thải virus HPV của cơ thể được đẩy nhanh.
Các hoạt chất kháng virus thường được bào chế dưới dạng dung dịch đặt trong âm đạo hoặc xịt từ bên ngoài và hoàn toàn được sử dụng tại nhà. Các hoạt chất có công nghệ thân dầu giúp bám dính tốt hơn dạng nước hoặc gel, từ đó khả năng xâm nhập vào lớp đáy cũng tăng lên đáng kể.
Như vậy, dù ở bất kỳ giai đoạn nào trong tiến triển nhiễm HPV, chị em nữ giới nên áp dụng 3 điều thiết yếu bên trên để cơ thể tăng đào thải HPV.
Duy Tiến (t/h)