image banner
anh tin bai

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ em
Lượt xem: 54

Biếng ăn là tình trạng hay gặp ở trẻ. Biếng ăn ở trẻ em kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chậm phát triển thể chất và trí tuệ.

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ em, dưới đây là những căn nguyên thường gặp:

- Rối loạn tiêu hóa: Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy... cũng gây ra hiện tượng chán ăn.

- Mắc bệnh nhiễm trùng: Viêm họng, ho, sốt, viêm phổi... khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và biếng ăn.

- Thiếu vi chất dinh dưỡng: Thiếu sắt, kẽm, taurine, L-Lysine, vitamin A, D... khiến trẻ chậm lớn, còi xương và biếng ăn.

- Thiếu hụt enzyme tiêu hóa nội sinh: Khiến thức ăn không được phân hủy, tạo cảm giác đầy bụng, khó tiêu, mất cảm giác ngon miệng, thèm ăn.

- Trẻ thường xuyên bị ép ăn, dọa nạt, la mắng, cảm thấy sợ hãi, lo lắng và chán ăn.

- Thay đổi môi trường sống: Trẻ mới đi học hoặc chuyển trường, chuyển nhà, gặp biến cố lớn trong gia đình khiến trẻ căng thẳng, lo lắng và biếng ăn.

- Chế độ ăn không đa dạng, ăn dặm quá sớm không thể tiêu hóa thức ăn dặm nên trẻ dễ bị biếng ăn.

- Cho trẻ ăn vặt nhiều: Trẻ ăn vặt nhiều sẽ no và không muốn ăn thức ăn chính.

- Mọc răng: Trẻ mọc răng bị đau, sưng nướu khiến trẻ khó ăn.

- Ít vận động: Trẻ lười vận động, không tiêu hao năng lượng nên không cảm thấy đói và biếng ăn.

2. Dấu hiệu nhận biết biếng ăn ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết sớm triệu chứng biếng ăn ở trẻ em:

- Lượng thức ăn: Trẻ ăn ít hơn 1/2 khẩu phần ăn theo độ tuổi. Không chịu ăn hết khẩu phần. Bữa ăn kéo dài hơn 30 phút.

- Hành vi: Trẻ ngậm thức ăn lâu không nuốt. Từ chối ăn, khóc lóc, la hét khi thấy thức ăn. Chạy trốn, trốn tránh khi đến giờ ăn. Bỏ mứa, chỉ ăn một vài món nhất định.

- Triệu chứng khác: Trẻ sụt cân hoặc tăng cân chậm. Mệt mỏi, thiếu sức sống, hay ốm vặt. Thấp còi hơn các bạn cùng trang lứa.

- Biểu hiện biếng ăn tâm lý: Lo lắng, sợ hãi khi chuẩn bị ăn. Buồn nôn, nôn khi nhìn thấy thức ăn. Có biểu hiện bất thường như: ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc, bồn chồn...

3. Cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ em

- Tuyệt đối không ép con ăn: Bạn cần hết sức bình tĩnh, kiên nhẫn tìm hiểu lý do con không chịu ăn, không "nhồi nhét", ép trẻ ăn.

- Dành thời gian đi chơi với trẻ, tạo không khí vui tươi, thoải mái trong bữa ăn, cho trẻ tự do lựa chọn thức ăn, động viên khích lệ nếu trẻ ăn tốt…

- Nên cho trẻ ngồi vào bàn và tập trung ăn, không nên vừa ăn vừa chơi.

- Cho trẻ ăn đúng giờ, đúng bữa, ngồi vào bàn tập trung ăn, không nên cho ăn vặt.

- Thay đổi thực đơn thường xuyên, khuyến khích trẻ vận động.

- Cho trẻ sử dụng thêm chế phẩm cốm vi sinh, men tiêu hóa hỗ trợ kích thích vị giác, tạo cảm giác thèm ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng và bổ sung những vi chất dinh dưỡng cần thiết để tránh tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng trong thời gian trẻ biếng ăn. 

CN. Vũ Văn Trình (t/h)
  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang