image banner
anh tin bai

 anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Căng cơ bắp chân
Lượt xem: 49

         Căng cơ bắp chân là tình trạng tổn thương cơ ở phía sau cẳng chân. Tình trạng này có thể xảy ra bất kỳ đối tượng nào, thường gặp nhất ở nam giới trong độ tuổi 30 – 50 và các vận động viên thể thao. Căng cơ bắp chân không chỉ khiến chân bị căng cứng, khó chịu ảnh hưởng đến việc di chuyển.

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân gây đau bắp chân thường gặp

- Đau cẳng chân: Người trong độ tuổi trung niên dễ bị đau đột ngột, dữ dội tại phần giữa bắp chân do cơ bụng chân bị rách, dịch tích tụ giữa các cơ.

- Chuột rút: Người bệnh bị đau đột ngột ở bắp chân trong một khoảng thời gian ngắn.

- Bầm tím bắp chân: Chấn thương trong khi tập thể dục thể thao hoặc trong hoạt động hằng ngày có thể gây bầm tím ở bắp chân.

- Cục máu đông: Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây đau bắp chân. Nếu không được xử trí sớm, những cục máu đông sẽ vỡ, di chuyển tới phổi, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

- Chấn thương gân Achilles (gân gót chân): Gân Achilles rách có thể gây ra cơn đau cấp tính tại mặt sau mắt cá chân hoặc cẳng chân.

2. Triệu chứng khi cơ bắp chân bị căng cứng

- Gặp khó khăn khi kiễng chân lên hoặc gập cổ chân lại

- Cảm thấy tê ngứa, đau âm ỉ ở bắp chân và tăng dần khi hoạt động

- Đau đột ngột phía sau cẳng chân

- Bắp chân sưng tấy hay bầm tím

3. Cách xử trí khi bắp chân bị căng cơ

Khi bị căng cơ bắp chân, các biện pháp xử trí có thể áp dụng như:

- Nghỉ ngơi: Để nhanh chóng hồi phục cũng như tránh để tình trạng thêm trầm trọng, bạn nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Người bệnh cần tạm ngừng những hoạt động thể chất, tránh làm tổn thương thêm các cơ ở bắp chân.

- Chườm đá: Khi bị căng cơ bắp chân, chườm đá là biện pháp giúp giảm sưng và đau hiệu quả. Trong 48 - 72 giờ sau khi gặp chấn thương, người bệnh nên chườm đá càng sớm càng tốt. Mỗi lần chườm lạnh kéo dài khoảng 15 - 20 phút. Thời gian nghỉ giữa các lần khoảng 120 - 180 phút. Trong 24 giờ đầu sau chấn thương, biện pháp này cần được thực hiện thường xuyên, thời gian nghỉ giữa mỗi lần khoảng 30 - 60 phút.

- Dùng thuốc: Trong một số trường hợp, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ định từ bác sĩ.

- Phẫu thuật: Bác sĩ thường chỉ định thực hiện phẫu thuật đối với các trường hợp như: Rách cơ, gân; Rách mạch máu do cơ bị căng quá mức; Điều trị nội khoa không thành công

4. Phòng ngừa căng cơ vùng bắp chân

Để giảm nguy cơ mắc phải tổn thương này nên lưu ý một số vấn đề như:

- Thường xuyên tập kéo dãn chân và rèn luyện cơ bắp chân

- Khi thấy cơ bắp chân khó chịu, không được cố gắng nén đau mà nên nghỉ ngơi

- Phân bố hợp lý thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sức lực giữa những buổi tập

- Đảm bảo thực hiện đúng các kỹ thuật khi tập thể dục thể thao

- Luôn khởi động và kéo giãn cơ bắp chân trước khi vận động hoặc vào bài tập chính

- Mang giày vừa vặn và thoải mái, đảm bảo hỗ trợ tốt cho các hoạt động ở chân.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)
  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: Số 14 Trần Thánh Tông - Thành phố Nam Định - Tỉnh Nam Đinh.
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 02/GP-STTTT ngày 29-07-2019 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang